Đặc điểm Nhạc cổ phong

Đặc điểm quan trọng của các ca khúc Cổ phong là sự tồn tại của "độc thoại" cùng "văn án". Lời bài hát trong các ca khúc Cổ phong chú trọng về gieo vần nên mang lại cảm giác phong nhã. Nhiều bài mượn dùng cả thi từ cổ, điển hình như các sáng tác của Finale Mặc Minh Kỳ Diệu. Một đặc điểm nữa của nhạc cổ phong là thường có trường hợp: từ nhạc của một người khác mà viết lại lời cho mình, chính vì thế chuyện có 2-3 bản Cổ phong nghe giống nhau về nhạc là chuyện không hiếm. Thể loại này đa số đều có âm điệu du dương, tốc độ thong thả tạo nên cảm giác phiêu dật.

Giai điệu trong ca khúc Cổ phong thường sử dụng các nhạc cụ dân tộc, dựa trên các điển cố, điển tích để sáng tác nên, thường mang ý nghĩa sâu sắc. Đôi khi trong giai điệu có lẫn theo tiếng suối róc rách, tiếng vó ngựa dồn dập,... mang đến nhiều khung bậc cảm xúc cho người nghe. Thưởng thức nhạc cổ phong cũng như việc phẩm trà bình thơ, phải cảm nhận từ giai điệu cho đến lời ca. Phổ nhạc, viết lời, biểu diễn không phải vì danh lợi, mà vì lòng nhiệt tình yêu thương cùng sự cảm động. Tuy nhiên, nhạc cổ phong cũng chưa có hệ thống quy củ, lại không quá phổ biến như các thể loại khác như nhạc pop, ballad,... và ít khi được các ca sĩ chuyên nghiệp lựa chọn để thể hiện mà thường được các ca sĩ trên mạng Internet hát theo lối "tự do", điển hình như Hà Đồ, Winky Thi (Winky 诗), Âm Tần Quái Vật (音频怪物), Lão Can Ma (Lao乾媽), Tiểu Khúc Nhi (小曲儿)... Họ đăng tác phẩm của mình lên mạng, được mọi người hưởng ứng và công nhận. Họ thường không lộ mặt hay hát live, mà thu âm và đưa lên mạng, thường là trang 5sing.com (trang web cho phép đăng nhạc của bạn tự hát, hay tự sáng tác).

Liên quan